Petrus Trương Vĩnh Ký Nhà Văn Hóa Dân Tộc – Mai Thanh Truyết

Bài nói chuyện ngày 22-10-2017 tại San Jose, CA

Thưa Quý khách kính mến và thân hữu,

Cùng tất cả ACE cựu học sinh Petrus Trương vĩnh Ký cùng có mặt hôm nay,

Buổi Ra Mắt thân mật ngày 15/7 vừa qua do Nhóm Thiện chí Xây đựng Tượng đài Nhà Bác Ngữ học PetrusTrương Vĩnh Ký, cũng xin nhắc qua về việc xây dựng tượng đài Petrus Ký ở Hoa Kỳ. Lúc còn sanh tiền, Cố GS Nguyễn Thanh Liêm, một cựu Hiệu trưởng trường LPK niên khóa 1964-1966, Ông cố súy việc xây dựng tượng đài đã được hơn 20năm qua, ngay sau khi một cựu học sinh LPK trẻ, Phạm Thế Trung (LPK 1967-72) ở Toronto, Canada điêu khắc và biếu cho Hội Ái hữu CHC LPK Nam Cali năm 1997.
22-10-17-006Tiếp theo sau đó, ngày 26/8, tại Trung tâm La San, 248 Kirk Ave, San Jose, CA 95127, một Lễ động thổ cũng được tổ chức cùng với bức tượng bằng thạch cao do anh Phạm Thế Trung, một Cựu học sinh LPK mang từ Toronto qua.
Hiện tượng bằng thạch cao đang được giữ tại San Jose, và anh Trung đang đặt công ty đúc đồng và lắp ráp Mussi Artworks Fountre & Gallery, CA thực hiện. Dự án dự kiến hoàn tất và khánh thành vào năm 2018, nhân dịp ngày giỗ 1/9 hay ngày sinh 6/12 của Cụ.

Thưa Quý Quan khách,

22-10-17-007Như vậy là hôm nay, ước mơ của Cố GS Nguyễn Thanh Liêm, đồng thời cũng là ước mơ của tất cả chúng ta đang có mặt tại hội trường này trở thành hiện thực.
Điều nầy nói lên vinh dự dành cho một học trò Lycée Petrus Trương vĩnh Ký MTT với tư cách một người con Việt sanh quán Hậu Nghĩa, phát biểu về một nhân vật của miền Nam Việt Nam, một tinh hoa ưu tú của dân tộc Việt Nam. Và, chúng ta lại có thêm một nơi thể hiện nét văn hóa lớn cho những người con Việt tại hải ngoại.
Petrus Trương vĩnh Ký là một nhân tài sanh quán tại miền Nam của đất nước và dân tộc Việt Nam, tượng đặt trên lãnh thổ Hoa Kỳ là một nước đa chủng đa văn hóa biểu lộ giá trị tương kính. Trong khi, trong nước, sau 30/4/1975, tượng Petrus Ký ở công viên đườngAlexandre de Rhodes đã bị gở bỏ và tượng bán thân nơi sân trường “bị” thay thế bằng tượng có tên “Lê hồng Phong”.
22-10-17-008Nói về Petrus Ký, tên chánh thức của Ông là Jean Baptiste Petrus Trương Vĩnh Ký, tự Sĩ Tải. Ông sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn (làng Vĩnh Thành), tỉnh Vĩnh Long. Ông mất vào ngày 1 tháng 9 năm 1898 tại ngôi nhà của ông ở Chợ Quán, Saigon.
Ông nói lưu loát 27 thứ tiếng, viết được hơn 10 thứ tiếng, và viết hơn 100 tác phẩm (có tài liệu  viết ông là tác giả 119 tác phẩm). Mỗi tác phẩm thể hiện một giá trị riêng biệt.
Cùng người bạn là Đốc Phủ Sứ Paul Huỳnh Tịnh Của, ông sáng lập ra tờ Báo đầu tiên của cả nước Việt Nam vào năm 1865 (khởi đầu dưới tên một người công chức Pháp của phủ Toàn Quyền) và 4 năm sau, năm 1869, thì chính quyền Thuộc Địa chính thức chỉ định ông là Giám Đốc với Huỳnh Tịnh Của làm phụ tá.
22-10-17-009Hầu hết tất cả các học sinh Việt Nam thời cuối thế kỷ 19 trở đi đều phải học Kim Vân Kiều với bản của học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, nhưng ít ai biết Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên dịch Kim Vân Kiều ra chữ Quốc Ngữ.  Bản dịch đầu tiên, vô cùng quý giá này, còn giữ một bản tại Thư Viện Quốc Gia Pháp (Bibliothèque Francois Mitterrand) tại Paris XIII.
Nói về sự nghiệp văn chương và văn hóa của Ông, chúng ta không quên nhắc đến tờ trình về “Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi” (Voyage au Tonkin en 1876 Ất Hợi) kể lại những gì đã xẩy ra khi Ông đi thanh tra ngoài Bắc.  Chính tác phẩm này đã làm cho triều đình Huế thù ghét và coi Trương Vĩnh Ký là việt gian, bán linh hồn cho Pháp.
Sau đó, cuốn “Phép Lịch Sự An Nam” (Les convenances et les civilités Annamites) là một tác phẩm đầu tiên về Phong Tục Học được soạn thào bằng chữ Quốc Ngữ “mới”, và chữ quốc ngữ trong giai đoạn nầy được trau chuốt suôn sẽ hơn cấu trúc và cú pháp viết trong Gia Định báo.Ông cũng là một trong những người người sáng lập và biên khảo nòng cốt của tập San “Les Amis Du Vieux Huế” (Đô Thành Hiếu Cổ – Những Người Bạn Của Cố Đô Huế), một tập san vô cùng giá trị.
Trong 35 năm(1863-1898) Ông Petrus Ký đã Công hiến quá nhiều trong việc phổ biến chữ Quốc Ngữ cho đến cuối đời còn mắc nợ vì cho in quá nhiều sách tiếng Việt mà bán không được.

Thưa Quý vị,

tieusu-13Qua vài thí dụ điển hình trong hơn 100 tác phẩm để lại cho hậu thế, chúng ta thấy rằng Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhà ngữ học, một học giả, và là một nhà văn hóa lớn.
Với kiến thức uyên bác, năng khiếu thiên bẩm, cũng như trí nhớ siêu việt,Petrus Ký trở thành một hình ảnh nổi bật trong văn học sử Việt Nam. Và chính sự nghiệp đó phát sinh ra từ những buổi giao thời của một nền nho học sang tân học với chữ quốc ngữ được khai sinh từ các mẫu tự la tinh của Cố đạo Alexandre De Rhodes vào thế kỷ 17.   Nhìn chung, có thể chia các tác phẩm của Petrus Trương Vĩnh Ký thành năm lãnh vực khác nhau: 1- Sưu tầm, 2- Dịch thuật, 3- Sáng tác (du ký, thơ…), 4- Khảo cứu, 5- Tự điển.
Các tác phẩm được nhiều người biết tới nhất khi Ông bước vào tuổi tam thập nhi lập và kéo dài tới tuổi ngũ thập tri thiên mệnh. Đây là thời kỳ cực thịnh nhứt của Ông. Có thể đan cử các tiêu biểu sau đây:

PK-13-tuong

  • Chuyện đời xưa (sưu tầm dân gian, 1866)
  • Abrégé de Grammaire annamite (biên khảo,1867),
  • Cours pratique de Langue annamite (biên khảo, 1868),
  • Mẹo luật dạy học tiếng Pha Lang Sa (biên khảo, 1869),
  • Poème Kim Vân Kiều (dịch thuật, 1875),
  • Petite cours de Géographie de la Basse Cochinchine (biên khảo, 1876),
  • Kim Vân Kiều (phiên âm từ chữ Nôm)
  • Đại Nam quốc sử diễn Ca (Phiên âm từ chữ Nôm, 1875)
  • Alphabet quốc ngữ (biên khảo, 1876)
  • Hai tác phẩm gắn liền ảnh hưởng tới sự nghiệp chánh trị của Ông là: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (du ký, 1876) và Cours d’Histoire annamite (biên khảo, 1875 – 1877).

Kết luận

Thưa Quý Quan khách,

truongvinhky-01GS Nguyễn Thanh Liêm đã viết về Petrus Trương Vĩnh Ký như sau: “Ông không có Cử nhân hay Tiến sĩ gì cả kể cà Tú tài. Ông không làm Thượng thơ hay Tổng đốc gì cả. Nhưng Ông có cái vốn kiến thức sâu xa rộng rãi hơn tất cả những người Việt Nam đồng thời với ông, nhứt là sự hiểu biết về phương pháp nghiên cứu khoa học của Tây phương, mà hầu hết những người trí thức Việt Nam thời bầy giờ chưa có. Cuộc đời hơn 30 năm viết lách của Ông quả thật là một cuộc đời tận tụy, miệt mài và công trình biên khảo trước tác của ông quả thật là một công trình hết sức quy mô đối với những người đi trước ông, đồng thờ với ông, hay tiếp nối theo ông.” (GS NT Liêm)

Nơi Ông, chỉ còn vài lời cuối nói lên con người Petrus Trương Vĩnh Ký sau đây:

  • Tinh thần nhân bản, tổng hợp Đông Tây.
  • Dân tộc như khai phóng.
  • “Không phải cho tôi” – Sic vos non vobis

Cũng có thể kết luận như sau: “Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký là người mang thông điệp cho người Việt Nam để hiểu người Pháp và văn minh Tây phương, cũng như để cho người Pháp hiểu người Việt hơn trong việc hội nhập và cảm thông giữa hai nguồn văn hóa khác nhau”.

Và xin mượn câu kết của Ông nói về Trương Lương:

“Đường tiến thoái như gương nhật nguyệt, bàn chi kẻ phải, người chăng,
Nghĩ thủy chung vẹn ước sơn hà, mới biết mưu thậm cả.”

Xin cám ơn Quý vị đã lắng nghe,
Mai Thanh Truyết
CHS Petrus Trương Vĩnh Ký

Leave a comment